Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Phân tích hành vi mua của khách hàng và hoạt động bán của doanh nghiệp - Cao Duyên

I.                   Hành vi mua của khách hàng.

Mục đích của marketing là thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của các khách hàng mục tiêu. Nhưng khách hàng rất khác biệt nhau về độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nhu cầu và thị hiếu. Và việc hiểu được khách hàng là không hề đơn giản. Khách hàng có thể nói ra những nhu cầu và mong muốn của mình, nhưng lại hành động theo một cách khác. Họ cũng có thể không hiểu được động cơ sâu xa của chính mình và có thể chịu sự tác động của các tác nhân marketing làm thay đổi suy nghĩ, quyết định và hành vi của họ. Vì thế, người làm marketing phải tìm hiểu những mong muốn, nhận thức ,sở thích, sự lựa chọn và hành vi mua sắm của các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Trên cơ sở đó mà doanh nghiệp triển khai những sản phẩm, dịch vụ thích ứng với nhu cầu của họ, quyết định việc phát triển sản phẩm mới và các tính năng của chúng, xác định giá cả , lựa chọn các kênh phân phối và kiểm soát thông tin và những yếu tố khác trong marketing - mix.

Chính vì thế,việc phân tích hành vi mua hàng của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cách làm thế nào để tiếp cận,thu hút và để khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình.

Hành vi mua hàng của khách hàng tiến hành theo trình tự như sau :
Nhu cầu => Tìm kiếm thông tin => Đánh giá,lựa chọn => Mua => Hành động sau khi mua

a.A.      Về nhu cầu: có hai loại nhu cầu là nhu cầu có sẵn và nhu cầu không có sẵn. Đối với nhu cầu không có sẵn thì những người làm marketing phải tạo ra nhu cầu và biến nó trở thành nhu cầu để khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nhu cầu có thể phát sinh từ một tác nhân kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn từ báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hôi, v.v...Một người đi ngang qua tiệm phở và cảm nhận được hương vị thơm ngon bốc lên của phở đã kích thích làm cho người đó cảm thấy đói. Một người phụ nữ nhìn thấy một chiếc váy đẹp của cô hàng xóm hay xem một chương trình quảng cáo về một loại nước hoa mới,...Tất cả những tác nhân kích thích đó có thể gợi mở một vấn đề hay nhu cầu.

b.B.      Về tìm kiếm thông tin:

Một người tiêu dùng đã có nhu cầu, thì bắt đầu tìm kiếm thông tin. Nếu sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm vừa ý nằm trong tầm tay, người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay. Nếukhông, người tiêu dùng đơn giản chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức. Người tiêu dùng có thể không chịu tìm hiểu thêm thông tin, tìm hiểu thêm một số thông tin, hoặc rất tích cực tìm kiếm thông tin liên quan đến nhu cầu. Trong trường hợp họ muốn tìm kiếm các thông tin, thường có các nguồn thông tin sau :

Qua người thân,bạn bè
Qua Internet,Google
Qua các trang mạng xã hội: điển hình là Facebook

Người làm marketing cần định dạng thận trọng các nguồn thông tin của người tiêu dùng và tầm quan trọng của mỗi nguồn thông tin đó. Nên phỏng vấn người tiêu dùng xem họ nghe nói đến nhãn hiệu sản phẩm lần đầu tiên ra sao, họ đã nhận được thông tin gì, và tầm quan trọng mà họ dành cho các nguồn thông tin khác nhau ấy. Thông tin này rất cần thiết trong việc soạn thảo nội dung truyền đạt một cách có hiệu quả cho các thị trường mục tiêu của mình.

cC.   Đánh giá,lựa chọn:

Khi lựa chọn sản phẩm để mua và tiêu dùng, người tiêu dùng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm đó. Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những lợi ích nhất định. Người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những lợi ích mà họ mong muốn có được và thỏa mãn nhu cầu của họ ở những mức độ khác nhau. Những thuộc tính mà người tiêu dùng quan tâm thay đổi tùy theo sản phẩm. Đối với máy thu hình là độ nét của hình ảnh, chất lượng của âm thanh, độ trung thực của màu sắc, tính dễ sử dụng và giá cả hợp lý. Đối với xe hơi là mức độ an toàn, sự tiện nghi, kiểu dáng hợp thời và độ bền sử dụng.

Có ba tiêu chí lựa chọn điển hình mà tùy mỗi người sẽ có những ưu tiên khác nhau,đó là: Giá cả,Chất lượng và Dịch vụ.

dD.  Hành động sau khi mua:

Sau khi đã mua sản phẩm, trong quá trình tiêu dùng người tiêu dùng sẽ cảm nhận được mức độ hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm đó. Người làm marketing cần tìm hiểu và phân tích hành vi của người tiêu dùng sau khi mua cũng như những phản ứng đáp lại của họ đối với trạng thái hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm để có các giải pháp marketing đáp ứng và điều chỉnh kịp thời nhằm cải thiện tình hình. Như vậy, công việc của người làm marketing không kết thúc khi sản phẩm đã được mua, mà kéo dài cả đến giai đoạn sau khi mua.

Vì vậy,cần có các dịch vụ trước,trong và sau khi mua lần lượt điển hình như sau: Tư vấn cho khách hàng tận tình,vệ sinh máy,bảo hành,bảo trì,sửa chữa tận nơi,khuyến mãi,giao hàng,đổi trả …


II.               Hoạt động bán của khách hàng.

Dựa vào hành vi mua của khách hàng mà doanh nghiệp có những hoạt động bán sao cho phù hợp và tiếp cận tuyệt đối,có hiệu quả tối ưu đối với người mua.

Sau đây là chuỗi hành động bán của doanh nghiệp:
Biết => Hiểu => Tin => Thích => Mua => Hành động sau khi mua

Dựa vào hành vi mua hàng của khách hàng,ở đây để khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn thì doanh nghiệp sẽ dựa vào các kênh mà khách hàng quan tâm,ưu tiên tìm kiếm thông tin: Internet,Google,Facebook,…

Để khách hàng quyết định mua hàng thì doanh nghiệp cần phải để khách hàng  về mình. Tiếp theo đó,doanh nghiệp cần đánh vào đánh vào lòng tin của khách hàng bằng những cách sau đây: Marketing bằng chứng (đưa cảm nhận của khách hàng,hình ảnh minh chứng,chất lượng và phát biểu của những chuyên gia), cho khách hàng trải nghiệm thử,và điều quan trọng cuối cùng là đưa ra cam kết với khách hàng.

Muốn làm khách hàng thích sản phẩm/dịch vụ của mình,doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược khuyến mãi và chăm sóc tận nơi cho khách hàng.





Tố chất của người làm kế hoạch - Hoàng Hải

Với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, ai cũng muốn doanh nghiệp mình phát triển và luôn có mục tiêu cho doanh nghiệp của mình, nhưng muốn thực hiện mục tiêu đó thì chắc hẳn phải có kế hoạch rõ ràng để thực hiện mục tiêu đó. Và việc lập kế hoạch là một điều hết sức cần thiết cho mỗi doanh nghiệp hay một tổ chức.

Các tố chất của người làm kế hoạch
Các tố chất của người làm kế hoạch
Nếu muốn có một kế hoạch thì phải có người lập kế hoạch, mà muốn có một kế hoạch rõ ràng, hướng đi đúng đắn thì người này phải hội tụ được những tố chất của người làm kế hoạch sau:
  • Có kiến thức chuyên môn: để có được một kế hoạch hoàn hảo thì chắc chắn người làm kế hoạch phải có kiến thức chuyên môn vững vàng.
  • Dám nghĩ, dám làm: để đưa ra một kế hoạch đúng đắn thì người làm kế hoạch cần phải tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ quyết định của mình. 
  • Có tầm nhìn xa: một người có tầm nhìn xa sẽ vạch ra được những chiến lược dài hạn, dự đoán được những biến động trong tương lai, giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn.
  • Luôn học hỏi: việc học hỏi giúp người làm kế hoạch tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân và theo kịp những thay đổi.
  • Biết lắng nghe: lắng nghe và chọn lọc ý kiến của nhiều người là điều giúp cho người làm kế hoạch tiếp thu được những điều hay hơn từ người khác.
  • Chịu trách nhiệm: dám chịu trách nhiệm những gì mình làm và làm tốt nhiệm vụ của mình được giao.

Các phần của một kế hoạch - Phân Tích -Cao Duyên

11.      Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Phân tích PEST giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thực đối với doanh nghiệp của bạn:
P-Politics: Các yếu tố luật pháp có thể tác động tới ngành/lĩnh vực bạn đang lên kế hoạch.
E- Economics: Các yếu tế kinh tế
S-Các yếu tố xã hội
T- Các yếu tố về kỹ thuật

Một biến thể của PEST là PESTLE, trong đó bao gồm thêm các khía cạnh về pháp lý (Legal) và môi trường (Environmental). Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy bắt đầu bằng cách phân chia từng yếu tố thành năm W:
Who - ai
What - cái gì
When - khi nào
Where - ở đâu
Why - tại sao

Ngoài ra,nếu PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố bên ngoài,thì phân tích SWOT tập trung vào những biến đổi bên trong liên quan đến các yếu tố bên ngoài. SWOT là viết tắt của Điểm manh,Điểm yếu,Cơ hội,Thách thức. Tất cả những doanh nghiệp quản lý theo phong cách hiện đạo sử dụng công cụ phân tích này,không theo cách này thì theo cách khác.Phân tích SWOT đặt điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp mà bạn đang lên kế hoạch vào một tình huống rõ ràng với những cơ hội (để thành công) và thách thức(để thất bại) của doanh nghiệp.

22.      Phân tích thị trường để lập kế hoạch

Mọi kế hoạch đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh.

Bất luận việc bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm. Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hơp và nhanh nhạy.

Thị trường bạn cần tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Đó là những người mà một ngày nào đó bạn có thể tiếp cận hoặc họ tự tìm đến với bạn.
Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau:

A. Tìm kiếm thông tin

Bạn có thể tìm được các thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cần những thông tin về địa phương mà bạn có thể kiếm được từ các cơ quan chức năng. Hoặc bạn có thể tìm được các thông tin thị trường của bạn qua các website. Bạn cũng có thể cần tìm kiếm những thông tin từ số liệu thống kê, kết quả khảo sát...

Trên thực tế, không phải tất cả những thông tin bạn cần đều có thể được công bố một cách công khai và nhiều khi bạn phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần.

B. Phân khúc thị trường

Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước...

Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn.

C. Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường

Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể (từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn) .

Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm? Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 - 5 năm tới.

D. Xu hướng thị trường

Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan...

33.      Ngoài ra,cần phải phân tích nhân lực trong doanh nghiệp,phân tích tài chính của doanh nghiệp và phân tích nội bộ doanh nghiệp



Tố chất của người làm kế hoạch-Cao Duyên

-Là người có tầm nhìn (biết nhìn xa trông rộng).

Trong một công ty sẽ có những nhân viên có khuynh hướng ngại khó khăn và thách thức. Do đó,người làm kế hoạch cần là những người lạc quan,luôn nhìn về phía trước,dám ước mơ và nghĩ lớn. Nếu người làm kế hoạch không có tầm nhìn xa và rộng,doanh nghiệp sẽ có nguy cơ trượt dài trong sự lạc hậu,trì trệ và quan liêu. Sẽ không thể có sự tăng trưởng và phát triển được nếu người làm kế hoạch chỉ ra sức bảo vệ những cái cũ và đi vào những con đường mòn.

-Luôn hiểu biết,ham học hỏi,sợ lạc hậu.

Đây là một điều chắc chắn,người làm kế hoạch không thể lên một kế hoạch nếu họ không có sự  biết gì về lĩnh vực của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực của mình,họ còn phải đọc nhiều và hiểu sâu,luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức,nhận biết. Luôn sợ hãi rằng mình sẽ lạc hậu là điều cần có để thúc đẩy tinh thần của họ.

- Có mục tiêu dài hạn.

Người làm kế hoạch không thể thành công nếu như đó chỉ là một kế hoạch ngắn hạn. Bất cứ một kế hoạch xuất sắc hoặc kế hoạch thật sự giúp ích cho doanh nghiệp luôn là những kế hoạch dài hạn.

- Sự quyết đoán.

Là người làm kế hoạch,bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường phân vân và cố tránh xa nó. Cho dù những quyết định đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến các mối quan hệ thì bạn cũng phải chấp nhận và đi đến cùng. Sự cả nể,nhân nhượng trong việc đưa ra quyết định trong khi làm kế hoạch có thể dẫn bạn đến những sai lầm.

-Dũng cảm và kiên trì.

Không bao giờ đầu hàng với khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn dễ dàng và vì bạn là người làm kế hoạch để đưa ra đường lối và dẫn dắt nhưng người khác nên bạn cần phải kiên trì đến khi thành công mới thôi.

-Kỹ năng quản lí

+ Kiểm tra công việc của các team.
+ Xem xét,đánh giá về chất lượng và hiệu suất công việc.

-Giao tiếp tốt.

Việc người làm kế hoạch giao tiếp tốt là rất quan trọng. Họ phải giao tiếp với những người trực tiếp thực hiện kế hoạch của mình thì mới biết được ai phù hợp với kế hoạch và nhiệm vụ nào. Từ đó,phân bổ đúng người đúng việc sẽ làm cho kế hoạch thành công.

-Sự tự tin.

Đây là điều đương nhiên ! Người làm kế hoạch nhất định phải tự tin vào kế hoạch của mình. Mình phải tự tin đầu tiên thì người khác mới tin tưởng kế hoạch của mình.

- Sáng tạo.

Luôn có những ý tưởng mới mẻ và phá cách sẽ làm cho kế hoạch của bạn phong phú và tạo ra sự khác biệt hơn. “Ngựa quen đường cũ” hay đi theo những lối mòn sẽ không bao giờ tạo ra những kế hoạch tuyệt vời.

- Niềm say mê.

Chắc chắn rồi. Người làm kế hoạch nếu không mang trong mình sự đam mê và yêu thích lĩnh vực,công việc và kế hoạch mình theo đuổi thì không bao giờ cho ra một kế hoạch tốt được.

- Tài xoay sở.

Khi khó khăn,họ không nản chí. Khi công việc quá khó,kế hoạch đi vào bế tắc,họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề,để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.

- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro,thất bại.

 Đây là một đức tính mà các nhà làm kế hoạch cần có. Mọi người đều không muốn thất bại và làm tất cả để không gặp thất bại hoặc có biểu hiện bị thất bại. Nhưng sẵn sàng thất bại sẽ làm cho người lập kế hoạch tiến ra xa và vượt ra ngoài giới hạn. Họ sẽ có thể lường trước được những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra,từ đó sẽ có những kế hoạch hỗ trợ.Khả năng của họ sẽ bị thui chột nếu họ thiếu đức tính này.

-Có khả năng kết nối mọi người với nhau.


Một kế hoạch tuyệt vời thế nào cũng không thể thành công nếu người làm kế hoạch không có khả năng kết nối mọi người lại với nhau.

Tố chất của người làm kế hoạch - Thanh Blue

Thương mại điện tử (TMĐT) đang là một làn sóng vô cùng lớn, nó cuốn hết những quan điểm về thị trường, cách thức kinh doanh cổ điển. Bên cạnh đó, 1 cơ hội vô cùng hấp dẫn cũng được mở ra cho những ai biết nắm bắt.

Người làm kế hoạch
Làn sóng thương mại điện tử

Để nắm bắt được cơ hội này, chúng ta cần học hỏi để cập nhật kiến thức liên tục và việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chu đáo, rõ ràng lại đóng vai trò cực kì quan trọng hơn bao giờ hết và không thể thiếu trong sự thành công của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp.

Nếu kế hoạch kinh doanh không tốt sẽ đẩy con thuyền của doanh nghiệp đi sai hướng và “chết chìm”. Tuy nhiên, với 1 kế hoạch kinh doanh tốt đã chiếm 50% trong sự thành công và 50% còn lại phụ thuộc vào cách bạn “lèo lái” con thuyền doanh nghiệp của mình.

Từ đó, việc lên 1 kế hoạch kinh doanh tốt đóng vai trò cực kì quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bạn. Chính vì thế, những người làm kế hoạch cần có những tố chất riêng biệt để có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược đúng đắn cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

Tố chất của người làm kế hoạch
Tố chất của người lên kế hoạch

Chín tố chất cần có của 1 người lập kế hoạch.

1.      Tầm nhìn: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với 1 kế hoạch gia, vì nếu không có tầm nhìn tốt sẽ không thể nắm bắt được xu thế cũng như hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.

2.      Tư duy riêng biệt về khách hàng, doanh nhiệp, đối thủ cạnh tranh: Hiểu được khách hàng đang cần gì? Doanh nghiệp có những điểm mạnh nào cần phát huy và điểm yếu nào cần khắc phục ? Đồng thời nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó đưa ra kế hoạch đúng đắn.

3.      Khả năng phân tích, đào sâu vấn đề trên nhiều khía cạnh: Đưa ra nhiều phương án và hướng đi để từ đó chọn ra phương án tối ưu nhất.

4.      Sự sáng suốt: Chính là việc nhìn ra tiềm năng ẩn sau vấn đề, khả năng sử dụng “giác quan thứ sáu” để đưa ra cách thức hoạt động và cơ cấu của 1 tổ chức, cũng như đưa các kế hoạch mang tính táo tạo và khác biệt.

5.      Khả năng linh hoạt, nhanh nhạy: Nắm bắt các cơ hội và biến vấn đề thách thức thành các cơ hội tiềm năng giúp nâng cao hiệu quả kế hoạch.

6.      Tập trung vào các yếu tố quan trọng: Tập trung vào các yếu tố then chốt để hoàn thành đúng mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.

7.      Luyện tập phát triển thói quen và khả năng suy nghĩ như một kế hoạch gia hàng đầu.

8.      Tinh thần chịu trách nhiệm: Dám nhận trách nhiệm về những gì mình đã làm, không đổ lỗi cho bất kì ai hay nguyên nhân nào khác.

9.      Mục tiêu rõ ràng và duy trì mục tiêu: Mục tiêu đưa ra cần rõ ràng, chi tiết và đặc biệt là cần có quyết tâm duy trì mục tiêu cho dù bất kì điều gì điều gì xảy ra.


Các phần của một kế hoạch - Phân tích - Huy Hồ

Bắt đầu viết một kế hoạch , trước tiên bạn luôn phải qua một bước quan trọng đó là PHÂN TÍCH .



Tại sao ta phải phân tích trước khi lên kế hoạch ?
  • Ông bà có câu “biết địch biết ta trăm trân trăm thắng”
  • Thông qua phân tích có thể dễ dàng tạo ra mục tiêu cho kế hoạch
  • Là bước không duy nhất để chuyển từ “số liệu” thành “chiến thuật”

Công cụ , phương pháp để chúng ta có thể phân tích một đối tượng phải nói là nhiều không đếm hết . Có thể kể đến một vài công cụ phổ biến như :
  •  SWOT
  •  PEST
  • 7S
  • Ma trận Boston
  •  Bảng điểm cân bằng
  • 5 tác động của Porter

Tuy nhiên được sử dụng nhiều nhất phải kể đến công cụ phân tích SWOT .



SWOT chính là viết tắt của 4 chữ Strength (điểm mạnh) , Weakness (điểm yếu) , Opportunities (cơ hội) , Threat (đe dọa) . Phân tích SWOT chính là nghệ thuật khai thác 4 mặt cơ bản này của một đối tượng .

Cơ bản nhất , nếu là một công ty , mỗi khi tiến hành phân tích , ta phải xác định rõ được điểm mạnh , điểm yếu của công ty mình . Từ tài chính , nhân lực , các nguồn lực khác , hệ thống kỹ thuật , văn hóa …

Quan trọng không kém là ta phải đánh giá thật chính xác các tiềm lực và mối nguy hại đến từ cả thị trường lẫn đối thủ . Thậm chí là cả những điều kiện như thiên nhiên , các chính sách nhà nước , tôn giáo …

Việc phân tích không nên chỉ dùng để bảo vệ một chiến dịch , sản phẩm nào đó đã được duyệt qua . Điều này sẽ khiến việc brainstorm bị giới hạn , các trở ngại thật sự cũng bị đánh giá sai .

Ngoài ra thì cũng không nên chỉ thực hiện phân tích với 1-2 người trong công ty . Chắc chắn các “đe dọa” bên ngoài sẽ không được xác định đúng . Và vô tình bỏ qua những ý kiến đóng góp giá trị của những người khác .