Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Các phần của kế hoạch - Phân tích 3C - Hoàng Hải

1. Customer ( khách hàng)

  • Khách hàng là ai: để có được khách hàng để phân tích thì chắc chắn chúng ta phải xác định được khách hàng của chúng ta là ai.
  • Khách hàng ở đâu: biết được khách hàng của chúng ta đang ở đâu thì chúng ta mới có thể tập trung khai thác vào thị trường đó, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn, không tốn nhiều thời gian và không đi lạc đường trong việc tìm khách hàng.
  • Mua ở đâu: khi biết được khách hàng chúng ta đang ở đâu thì chúng ta phải xác định được khách hàng muốn mua sản phẩm chúng ta ở đâu, và phải tạo vị trí bán sản phẩm thuận lợi để giúp cho việc tiếp cận  khách hàng một cách tốt nhất.
  • Người ảnh hưởng, tham gia mua: thông thường thì ai muốn mua một thứ gì đó thì chắc chắn phải hỏi ý kiến nhiều người, đặc biệt là người thân của họ. Vậy chúng ta phải tạo những ấn tượng tốt của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Khả năng chi trả: việc đưa ra một mức giá phù hợp cho sản phẩm rất quan trọng bởi vì khách hàng phải được những nhận được những gì xứng đáng cho số tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm chúng ta.
Phân tích 3C

2. Competitor ( đối thủ)

  • Đối thủ là ai: được chia làm 3 mức độ cạnh tranh:

    • Đối thủ trực tiếp: đây là đối thủ mà chúng ta cần phải vượt qua bởi vì khách hàng của họ cũng là khách hàng của chúng ta. Họ là những doanh nghiệp cùng phân khúc, lĩnh vực, mức giá, sản phẩm và có những chiến lược tương đồng với chúng ta.

    • Đối thủ gián tiếp: đây là đối thủ ít cạnh tranh với chúng ta hơn, họ là những doanh nghiệp cùng lĩnh vực với chúng ta nhưng không giống nhau về mặt sản phẩm và chiến lược.

    • Đối thủ tiềm tàng: đây là những đối thủ có thể sẽ đối đầu với chúng ta trong tương lai. 
  • Chiến lược đối thủ:
    • Giá rẻ
    • Chất lượng cao
    • Dịch vụ
    • Ngoài ra còn có các chiến lược khác như:
      • Nhân sự
      • Phân phối
      • Bán hàng, giao hàng
      • Quảng cáo 
  • Mục tiêu đối thủ
    • Tài chính
      • Lợi nhuận
      • Tỉ suất lợi nhuận
    • Marketing
      • Thương hiệu
      • Thị phần của doanh nghiệp
      • Quan hệ khách hàng
      • Sự hài lòng của khách hàng
  • Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: dựa trên những tiêu chí sau để phân tích rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ:
    •  Nguồn lực:
      • Nhân lực: là số lượng nhân viên của doanh nghiệp
      • Trí lực: là con người có đầu óc và là những người giúp cho doanh nghiệp đi lên
      • Vật lực: là những cơ sở vật chất của doanh nghiệp
      • Tài lực: là tài chính, ngân sách của doanh nghiệp
      • Ngoại lực: là những mối quan hệ bên ngoài
    • Thị phần
    • Nhà cung ứng
    • Đối tác
  •  Chìa khóa thành công: đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc đưa doanh nghiệp đi lên một cách vững bền. Nó là những chiến lược và bước đi thông minh của doanh nghiệp.

3. Company ( bản thân doanh nghiệp)

  • Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: đưa ra được điểm mạnh và điểm yếu giúp cho doanh nghiệp phải huy tốt điểm mạnh và làm tốt hơn về điểm yếu của mình
    • Nguồn lực: phân tích những nguồn lực mà doanh nghiệp có và thiếu để đưa ra giải pháp khắc phục cho doanh nhiệp
    • Bạn có những giá trị nào mà doanh nghiệp khác không thể có được hay là doanh nghiệp khác có được mà bạn chưa có.
  • Cơ hội của doanh nghiệp: phải phân tích được những cơ hội và biết nắm bắt các cơ hội của mình, tận dụng được những cơ hội đó giúp chúng ta vươn xa hơn.
  • Khó khăn, thách thức: chúng ta phải phân tích kỹ những khó khăn, thử thách nào mà doanh nghiệp đang và sắp trải qua để chuẩn bị tốt và ứng phó một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm các bài viết chia sẻ kiến thức marketing online của MOA Việt Nam: https://moavn.com/marketing-online