Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Các phần kế hoạch - Đánh giá và hiệu chỉnh - Huy Hồ

Đánh giá và hiệu chỉnh

Sau mỗi kế hoạch được đề ra luôn phải có bước cuối là những phương pháp đánh giá và hiệu chỉnh . Đây là bước bắt buộc , không phải vì chiến lược có sai sót mới phải chỉnh sửa .Trong nhiều trường hợp, lợi ích của đánh giá , hiệu chỉnh chiến lược là việc tiến xa hơn nữa đối với kết quả  có thể là một chiến lược mới , tuy cơ bản mà sẽ dẫn đầu .

1/ Đánh giá

Có rất nhiều phương pháp đánh giá độ hiệu quả của kế hoạch . Tuy nhiên , tổng hợp lại thì tất cả đều hướng về thay đổi môi trường bên trong , bên ngoài mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp .



Đây là một mô hình đánh giá chiến lược kinh doanh

Có thể chia mô hình trên làm 3 bước theo thứ tự :

- Kiểm tra , đánh giá về các phần của chiến lược
- Kiểm tra , đánh giá thực hiện (bên trong)
- Kiểm tra , đánh giá tác nghiệp (bên ngoài)

Khi đánh giá thực hiệntác nghiệp , luôn phải chú ý thực hiện song song giữa OnlineOffline

Và một phần quan trọng để thực hiện đánh giá đó chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (KPI) đã được lập sẵn ở bước lên kế hoạch . Nếu các KPI đó bám sát mục tiêu , thực tế thì chúng ta sẽ không quá khó để đánh giá và phát hiện vấn đề .

2/ Hiệu chỉnh



Sau khi đánh giá thì mọi kế hoạch đều cần một hoặc nhiều sự điều chỉnh cả về bên trong lẫn bên ngoài , cả về Online lẫn offline

Trong hiệu chỉnh chiến lược thì ta có các cách hiệu chỉnh :

- Hiệu chỉnh hệ thống mục tiêu tổng quát
- Hiệu chỉnh từng bộ phận chiến lược
- Hiệu chỉnh các giải pháp thực hiện 

Các phần của một kế hoạch - lên kế hoạch - Huy Hồ

1/ Mục tiêu , yêu cầu công việc

Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng .



Ta thường sử dụng nguyên tắc S.M.A.R.T để tạo ra một mục tiêu hợp lý nhất :

S-Specific : Cụ thể rõ ràng và dễ hiểu
- M-Measurable : Có thể đo đếm được 
- A-Achievable : Có thể thực hiện với nguồn lực hiện có
- R-Realistic : Không hư cấu
- T-Time bound : Có thời hạn

2/ Nội dung công việc


Công việc đó là gì và các bước, công đoạn thể thực hiện công việc đó. Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định 5W (why, what, where, when, who). Trong đó:
  • Why là lý do tại sao nên thực hiện kế hoạch 

  • What sẽ liệt kê những việc từ A-Z mà kế hoạch sẽ phải thực hiện  

  • Where mô tả những nơi thực hiện kế hoạch , tập trung các nguồn lực

  • When đề cập đến thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc như công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp.

  • Who bao gồm chủ thể thực hiện kế hoạch, chủ thể phối hợp, hỗ trợ thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm tra, giám sát, báo cáo thực hiện kế hoạch và chủ thể chịu trách nhiệm cho kế hoạch. Cùng với việc lập kế hoạch, thì cần phải theo dõi kế hoạch đã đặt ra nhất là đối với kế hoạch có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận thì phải có người theo dõi và kết nối từng đơn vị lại với nhau.

3/ Cách thức tiến hành

 Gồm tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước. Tiêu chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc. Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Có thể là:

  • Các công việc trong kế hoạch dài hạn trước đó
  • Các công việc còn tồn cần phải giải quyết
  • Các công việc mới phát sinh, giao thêm