Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Các phần kế hoạch - Đánh giá và hiệu chỉnh - Thanh Blue

Nếu như triển khai kế hoạch được coi như 1 cú thúc biến những ý tưởng thành hiện thực thì việc đánh giá và hiệu chỉnh được xem như quá trình hoàn thiện liên tục.

đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch



Trong nền kinh tế bất ổn định như hiện nay, mọi vấn đề thay đổi nhanh chóng đến nỗi chỉ cần một phút lơ là cũng có thể đẩy doanh nghiệp của bạn rơi vào tình trạng phá sản.

Chính vì vậy, việc đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm được những vấn đề đang gặp phải, tình hình thị trường để từ đó đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn.

Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện đánh giá và hiệu chỉnh 1 kế hoạch.

1. Đánh giá tổng thể chương trình hành động và hiệu chỉnh


Bất kì một dự án nào dù đã được nghiên cứu và phân tích rõ ràng, cẩn thận, chi tiết đến mức nào thì khi triển khai cũng sẽ phát sinh những vấn đề không lường trước được. Vì vậy, cần phải luôn nhìn nhận vấn đề thực tế để đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời.

hiệu chỉnh kế hoạch


Để triển khai 1 kế hoạch thành công, việc kết hợp các công cụ lại với nhau là việc cực kì cần thiết. Tuy nhiên, để kết hợp các công cụ một cách hòa hợp lại là khá khó khăn.

Chẳng hạn, triển khai chương trình tuyển sinh viên thực tâp, Học viện MOA triển khai trên 2 kênh là online và offline.
  •    Kênh online cần sử dụng các công cụ như Facebook, diễn đàn, google adword…
  •    Kênh offline: Thông qua các buổi hội thảo tư vấn nghề nghiệp, văn phòng đoàn của trường….
Để quyết định tập trung mạnh vào kênh nào, hạn chế kênh nào, sử dụng công cụ nào mang lại hiệu quả nhiều nhất cũng như cách phối hợp các công cụ sao cho khai thác tối đa nguồn thông tin lại là 1 bài toán đâu đầu cho các doanh nghiệp.

Từ đó, việc đánh giá tổng thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời.

2. Đánh giá dựa trên kết quả thực thế so với dự định của từng công cụ của từng kênh và hiệu chỉnh

Nếu chỉ đánh giá tổng thể thì không thể nào tìm ra được nguyên nhân thực sự của vấn đề nằm ở đâu.

Việc đánh giá từng công cụ giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn, xác định được đâu là “lõi” của vấn đề. Xác định được “Lõi ” của vấn đề doanh nghiệp mới có thể đề ra phương án điều chỉnh tốt nhất cũng như xác định được kênh nào mang lại hiệu quả cao hơn, công cụ thực hiện nào mang lại hiệu quả cao nhất nhằm tập trung vào những công cụ mang lại hiệu quả và loại bỏ những công cụ kém hiệu quả.

kiểm tra kế hoạch


Ví dụ: Khi triển khai kế hoạch Tuyển sinh viên thực, Học viện MOA quyết định triển khai trên 2 kênh online và offline.
  •     Online: Tập trung vào Facebook, diễn đàn, google adword, youtube… Sau thời gian 1 tháng triển khai, Học viện thấy kênh facebook, diễn đàn và youtube rất hiệu quả, riêng google adword mang lại hiệu quả kém mà chi phí khá cao.
  •     Offline: Tổ chức hội thảo, liên hệ với bên đoàn hội, các câu lạc bộ của trường để giới thiệu chương trình đến các bạn sinh viên. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được rất thấp mà chi phí và công sức bỏ ra rất nhiều. 
   ==> Học viện MOA bỏ kênh offline mà sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào kênh online, sử dụng 3 công cụ chính: Facebook, Youtube và diễn đàn

3. Đánh giá nguồn nhân lực và hiệu chỉnh

Nguồn nhân lực chính là yếu tố sống còn của 1 doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực là điều cực kì quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch


Những vấn đề thường gặp phải trong vấn đề nhân lực, đó là: Thiếu nguồn nhân lực, thừa nguồn nhân lực, nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản, thụ động, làm việc vì bản thân, không học hỏi để hoàn thiện bản thân..

Việc phát hiện ra “ Bệnh ” của hệ thống nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp phát triển rất nhanh và bền vững.

4. Đánh giá hướng đi và hiệu chỉnh

Sau một thời gian hoạt động, việc đánh giá hướng đi là việc cực kì quan trọng và cần thiết.

Khi đưa ra phương án triển khai, nguồn lực sẵn sàng và bắt đầu triển khai nhưng sau kết quả lại không được như mong đợi. Nếu tất cả các thành viên đều làm đúng hoặc hơn trách nhiệm của mình thì vấn đề nằm ở đâu.

Khi đó nhà lên kế hoạch cần em xét lại hướng đi như vậy đã phù hợp chưa, nếu chưa phù hợp thì cần hiệu chỉnh gấp để đưa hệ thống vào quỹ đạo chính xác, từ đó mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

hiệu chỉnh hướng đi


Ví dụ
Học viện MOA triển khai chương trình tuyển sinh viên thực tập. Lúc đầu chỉ nói với các thực tập sinh về những giá trị mà họ sẽ nhận được khi tham gia mà không quá triệt tư tưởng ngay từ đầu ( Chỉ cung cấp lợi ích) khiến rất nhiều bạn vào nhưng lại ra rất sớm. (10 người vào 2 người ở lại)

Nắm bắt được điều đó, Học viện thay đổi hướng đi đó là bên cạnh việc tập trung vào những lợi ích mà thực tập sinh sẽ nhận được, học viện còn được huấn luyện về tư tưởng, cách suy nghĩ về 1 quyết định lựa chọn làm tăng tỷ lệ thực tập sinh gắn bó với Học viện tăng cao hơn ( 10 người vào có 5 người ở lại)