Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Cách tăng CTR, nguyên tắc đấu giá thầu, tăng điểm chất lượng - Thanh Blue

I Cách tăng CTR


Cách tăng CTR


Từ hình trên, ta có thể thấy khi chạy quảng cáo Google Adword có 4 phần rất là phổ biến mà hầu như bất kì quảng cáo nào cũng có 4 yếu tố này.

Bốn yếu tố đó là:
Tiêu đề
Thẻ mô tả
Thanh điều hướng
Sitelink

Vậy làm sao để tăng tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp chuột so với tổng số lần hiển thị). Bốn yếu tố cần tối ưu hóa để tăng tỷ lệ CTR 

1. Tiêu đề

Tiêu đề là phần xuất hiện đầu tiên đối với người dùng. Để gây sự thu hút, chú ý của người dùng thì tiêu đề cần thu hút, hấp dẫn, cũng như đánh trúng tâm lý, vấn đề mà người dùng đang gặp phải.

Tiêu đề không được viết quá 70 ký tự

2. Thẻ mô tả

Tiêu đề không được quá 70 ký tự, điều này dẫn đến có rất nhiều thông điệp không thể truyền tải đến khách hàng được. Chính vì thế, thông tin cụ thể hơn sẽ được ghi vào phần thẻ mô tả ( Ngắn gọn, xúc tích, cung cấp thông thích hợp với khách hàng). Trong phần thẻ mô tả, ta không nhất thiết phải lập lại từ khóa quá nhiều mà nếu có thể thì chỉ cần một từ khóa mở đầu.

Nếu có thể, phần kêu gọi hành động cũng giúp tăng tỷ lệ CTR khá tốt khoảng 8%
(nguồn: http://adwordsvietnam.com/quang-cao-google-adwords/kienthuc-adwords/199-10-cach-tang-ctr-trong-quang-cao-google-adwords-hieu-qua.html)

3. Thanh điều hướng

Giúp cho người dùng biết được mình đang đọc phần nào của website, và nếu có nhu cầu thì có thể vào website coi luôn

4. Sitelink

Đây là những liên kết bổ sung vào kết quả chính khi được tìm kiếm. Điều này giúp cho người dùng nhìn thấy được những yếu tố liên quan mà có thể trong đầu họ chưa nghĩ tới

II. Nguyên tắc đấu giá thầu

Nguyên tắc đấu giá thầu


Đấu giá thầu nhằm mục đích tăng thứ hạng khi chạy quảng cáo. Vì thế nếu điểm chất lượng thấp nhưng giá thầu cao có thể giúp cho quảng cáo được xuất hiện đến người đọc.

Tuy nhiên, nếu ta tăng giá thầu cao quá thì có thể doanh thu không bù đắp được, từ đó dẫn đến việc Google là người có lợi nhất. Vì thế, không được chỉ vì muốn lên top 1 mà ta nâng giá thầu lên quá cao vượt khả năng của mình.

Khi đấu thầu, ta cần chọn mức giá phù hợp để từ đó đưa ra cách thức kiểm soát mức đấu thầu của đối thủ để đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Mức giá thầu không phải là giá mà ta phải trả cho mỗi click mà phí được tính dựa trên mức giá thầu của quảng cáo ở vị trí thứ 2. Vì thế, việc kiểm soát được giá thầu của đối thủ là điều rất quan trọng và cần thiết.

III. Nguyên tắc tăng điểm chất lượng

Nâng điểm chất lượng tức là nâng tỷ lệ CTR, nâng tỷ lệ liên quan từ khóa với trang đích đến, nâng giá thầu.

Nguyên tắc tăng điểm chất lượng


Trang đích đến

Từ khóa quảng cáo được nhiều người dùng tìm kiếm, khi đã tìm được thông tin đúng với nhu cầu và click vào link để xem thêm thông tin. Tuy nhiên, khi vào trang web nhưng người dùng thấy thông tin không hấp dẫn hay thực sự đúng nhu cầu của họ thì họ sẽ thoát ra, từ đó làm giảm điểm chất lượng

Tỷ lệ CTR

Khi quảng cáo xuất hiện thì ta cần có tiêu đề sao cho thu hút, hấp dẫn người đọc để người đọc click vào quảng cáo. Khi đó giúp tăng điểm cho CTR

Nâng giá thầu

Đây là cách thức khá tốn kém mà chưa chắc hiệu quả đem lại đã cao. Vì có thể quảng cáo xuất hiện nhưng nếu thu hút được người xem thì điểm dành cho CTR giảm xuống, hay là người dùng tìm kiếm click vào nhưng thông tin không hấp dẫn được khách hàng mua hàng thì coi như chiến dịch chạy quảng cáo này hoàn toàn thất bại.

Từ những nguyên tắc trên, ta có thể có áp dụng 4 phương pháp giúp tăng điểm chất lượng.
  • Từ khóa cần liên quan, đúng với trang đích hướng đến, nội dung trang đích cần cung cấp thông tin hữu ích cho đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới.
  •     Tiêu đề cần thu hút, hấp dẫn (nếu được thì chứa thông tin khuyến mãi để thu hút khách hàng hơn)
  •    Nâng cao giá thầu  (cần tính toán cẩn thận về doanh thu thu lại được với mức chi phí bỏ ra, trên mạng có đội nhóm chuyên đi click quảng cáo dùm nên nếu tăng chi phí quá cao thì người có lợi chỉ là Google)
  •     Có thêm những thông tin liên quan để đáp ứng thêm nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Ví dụ, máy laptop sách tay thì ta có thể thêm hãng Vaio, Dell…để nhắm đến nhu cầu cụ thể của khách hàng.


Quy trình thiết kế website


Bước 1: Xác định mục tiêu


Mục tiêu là điểm cốt lõi cho tất cả công việc, khi làm bất cứ chuyện gì cũng phải đề xuất một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Và mục tiêu phải có số lượng cần đạt được và thời gian hoàn thành.

Ngay cả khi thiết kế một website cũng phải xác định một mục tiêu thích hợp. Website là nơi giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, điều này phải biết địa điểm đó thực hiện chức năng gì như bán hàng, chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin cần thiết, dịch vụ mua bán,…

thiết kế website
Thiết kế website

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng


Kinh doanh phải biết khách hàng rõ ràng, nằm ở phân khúc nào, vì không thể nào trả lời một câu: “bán hàng bán cho tất cả mọi người”. Khi bản thân biết khách hàng mà website cần tiếp cận, điều đó ta cũng hình dung thiết kế một cấu trúc website như thế nào tiện dụng cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Thiết kế website


Trong bước thiết kế website ta cần chú ý đến hai phần: giao diện và tính năng của một website. Từ đó, ta phải rõ website sẽ được xây dựng với hình thức như thế nào cho phù hợp.

Thường thì thiết kế tính năng được tính toán trước, vì hiểu được rõ từng công dụng của tính năng ta xác định vị trí của nó phù hợp trên website.

Bước 4: Dùng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng website


Ngôn ngữ lập trình hiệu nay rất đa dạng, phổ biến nhất PHP và HTML. Chính vì thế, ta cần xác định một ngôn ngữ phù hợp và nó có lợi thế về thời gian sau này của website.

Một website chỉ cố định một gam màu chính biểu tượng dành cho công ty kinh doanh, nhưng những phần con lúc nào ta phải đổi mới khi cần thiết trong thời gian trao đổi với khách hàng.

Lựa chọn ngôn ngữ lập trình là một bước rất quan trọng, vì vậy ta cần chú trọng và tìm hiểu nhiều hơn. Vì nó là chất liệu để xây dựng lên ngôi nhà website.

thiết kế website
thiết kế website


Bước 5: Xác định hosting và domain


Hosting và domain là giấy thông hành để bạn tham gia vào thị trường kinh doanh online. Vì có được hai phần này, website chính thức hoạt động.

Domain được hiểu là tên miền, nhưng tên miền đặt sao cho thích hợp gắn liền với hình ảnh sản phẩm kinh doanh hay ý nghĩa của một trang web. Để khi nhắc đến website, ta có thể liên tưởng đến tên miền của nó là gì? Từ đó, ta dễ dàng nhớ đến tên miền của website. Và hosting được hiểu là kho dữ liệu chứa nội dung của trang web.

Bước 6: Cập nhật nội dung lên từng mục chính và phụ cho website


Website không thể thiếu nội dung của nó, vì nội dung là đối tượng tiếp cận với khách hàng. Làm sao để người xem lúc nào cũng vào website và quay trở lại ngay lần đầu tiên đến, đó là nội dung phải được cập nhật thường xuyên và cung cấp những thông tin cần thiết, bổ ích đến với khách hàng.

Chọn giá thầu cho chiến dịch trên Mạng hiển thị


Loại giá thầu trên Mạng hiển thị của Google giúp bạn nhận được giá trị tối đa từ chiến dịch bằng cách chỉ đặt mức giá phù hợp cho quảng cáo của mình. Dưới đây là các loại giá thầu mà bạn có thể sử dụng: Đối với chiến dịch "Chỉ Mạng hiển thị", bạn có thể đặt giá thầu mặc định của nhóm quảng cáo, giá thầu tùy chỉnh hoặc điều chỉnh giá thầu.

Đặt giá thầu cho chiến dịch trên Mạng hiển thị


Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm và quảng cáo hiển thị hình ảnh tiếp cận mọi người tại các thời điểm khác nhau. Khi mọi người chủ động tìm kiếm thứ gì đó, quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm của bạn có thể là câu trả lời họ cần. Tuy nhiên, những người nhìn thấy quảng cáo của bạn trên Mạng hiển thị có thể đang duyệt một blog yêu thích hoặc đang xem video -- không chủ động tìm kiếm những gì bạn cung cấp. Đặt giá thầu trên Mạng hiển thị giúp bạn hiển thị quảng cáo cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm.

Tỷ lệ nhấp (CTR) thường thấp hơn trên Mạng hiển thị, vì có thể khó thu hút được sự chú ý của người đọc hơn. Đó là lý do tại sao giá thầu trên Mạng hiển thị tồn tại: để cho phép bạn đặt giá thầu CPC tối đa cho các nhấp chuột chỉ xảy ra trên Mạng hiển thị. Bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với chi phí và bạn có thể đảm bảo giá thầu phù hợp với giá trị bạn nhận được từ quảng cáo của mình.

Chọn giá thầu cho chiến dịch
Chọn giá thầu cho chiến dịch 


Chọn giá thầu đầu tiên của bạn


Để tìm giá thầu phù hợp trên Mạng hiển thị, bạn có thể đặt giá thầu khởi điểm, xem quảng cáo của bạn hoạt động như thế nào và sau đó chỉnh sửa giá thầu đó. Nếu bạn không đặt giá thầu cụ thể cho nhắm mục tiêu của mình, AdWords sẽ sử dụng giá thầu mặc định của nhóm quảng cáo.

Sau khi bạn đặt giá thầu đầu tiên của mình, hãy đợi vài ngày và sau đó truy cập vào tài khoản của bạn, và trên chế độ xem "Tất cả chiến dịch", hãy tìm hàng "Tổng cộng" cho Mạng hiển thị. Tại đó, bạn sẽ nhìn thấy số lần hiển thị, số nhấp chuột và chi phí cho quảng cáo của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi "quảng cáo của tôi có đang nhận được nhấp chuột không?" và sau đó, "các nhấp chuột đó có mang lại kết quả mà tôi muốn không?" Chúng tôi khuyên bạn nên tiếp tục theo dõi số lần hiển thị và số nhấp chuột, nhưng hữu ích nhất là đợi một vài tuần trước khi thực hiện quá nhiều thay đổi. Nếu bạn chỉnh sửa giá thầu của mình quá thường xuyên, bạn có thể không đánh giá được hiệu suất của mình một cách chính xác.

Lưu ý rằng hiệu suất quảng cáo trên Mạng hiển thị không ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn cho quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm. Và CTR thấp hơn trên Mạng hiển thị không ảnh hưởng đến Điểm chất lượng của quảng cáo cho tìm kiếm của bạn.

Nếu muốn biết liệu các nhấp chuột đó vào quảng cáo của bạn có chuyển thành hành động trên trang web hay cuộc gọi đến doanh nghiệp hay không, thì bạn có thể sử dụng theo dõi chuyển đổi để có thông tin chi tiết hơn.
Chọn giá thầu cho chiến dịch
Chọn giá thầu cho chiến dịch 

Điều chỉnh giá thầu


Bạn cũng có thể đặt điều chỉnh giá thầu để kiểm soát tốt hơn đối với thời điểm và vị trí mà quảng cáo của bạn xuất hiện. Có thể đặt điều chỉnh giá thầu ở cấp chiến dịch (cho thiết bị di động, thời gian, ngày và vị trí) và cũng có thể sử dụng điều chỉnh giá thầu để đặt giá thầu cạnh tranh hơn cho các phương pháp nhắm mục tiêu cụ thể, như vị trí hoặc sở thích, trong nhóm quảng cáo của bạn.
Khi bạn chuyển đến nhóm quảng cáo trong chiến dịch, bạn sẽ thấy menu thả xuống "Đặt giá thầu" phía trên bảng thống kê trên tab Mạng hiển thị. Từ menu này, bạn sẽ có thể đặt điều chỉnh giá thầu cho một phương pháp nhắm mục tiêu trong nhóm quảng cáo của mình.

Kham khảo nguồn: https://support.google.com/adwords/answer

Làm sao để tăng CTR trong Google Adword?


CTR cho ta biết tần suất khách hàng nhìn thấy quảng cáo trên bảng kết quả tìm kiếm. Và nó cũng đánh giá từ khóa và quảng cáo có đang hoạt động tốt hay không. Google dựa vào tỉ lệ 60% CTR để đánh giá chất lượng chiến dịch đang được người xem nhìn thấy.

Chính vì phần trăm chiếm tỉ số rất cao, nên nó được nhiều người thực hiện một số biện pháp để tăng CTR một cách hiệu quả tối ưu.

 1.   Đặt môt tiêu đề hay, hấp dẫn, độc và lạ


Tính tò mò của khách hàng không bao giờ dừng lại, họ có thể muốn xem những tin tức có cơn sốt đang “nóng” trong khoảng thời gian hiện tại. Ta có thể dùng những từ ngữ tạo một khẩu lệnh, lời kêu gọi hoặc những thông tin khuyến mại chưa từng có,….có rất nhiều cách để được một tiêu đề hay, lạ lẫm nhằm khiến cho khách hàng tự động nhấp chuột vào trang web đang được chạy quảng cáo.
Tăng CTR trong Google Adword
Tăng CTR trong Google Adword


 2.   Tối ưu thẻ meta description


Thẻ meta description thể hiện dòng chữ ngắn gọn mô tả đầy đủ những thông tin cần thiết, hữu ích hay tóm gọn ý nghĩa của bài viết. Để người đọc có thể hình dung, thông tin trang wend của bạn gồm những gì, có cung cấp điều quan trọng, thông tin cần thiết đến cho người xem.

Với 70 ký tự cho phép gõ vào các công cụ tìm kiếm của google, ta phải biết tiết kiệm lượng chữ và viết nội dung một cách kiệm lời, không giải thích quá nhiều cũng không lạm dụng từ ngữ để thành văn.
Tăng CTR trong Google Adword
Tăng CTR trong Google Adword

 3.   Hiển thị hình ảnh avatar sản phẩm hay công ty


Dùng hình ảnh là tiêu điểm thu hút hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Người xem nhìn thấy lạ, và rất muốn nhìn hình để khát quát lên mức độ tổng quan. Hơn nữa, tăng sự chú ý của khách hàng giữa bạn và Google Adwords.

Quy trình thiết kế website, quy trình SEO và quy trình quảng cáo Google adwords – Quỳnh Trâm

1.      Quy trình thiết kế web


Ø  Xác định mục tiêu


Trước khi bắt tay vào thiết kế 1 trang web thực sự, việc đầu tiên chúng ta cần xác định mục tiêu website này được lập ra để làm gì, mục đích cuối cùng là nó sẽ mang lại giá trị gì. Nếu không có mục tiêu, website rất dễ đi lạc hướng và không mang lại giá trị thực sự.

Ø  Tổng hợp thông tin


Chúng ta cần nắm rõ sản phẩm của mình là gì, có những ưu/khuyết điểm như thế nào, tìm hiểu tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng đang cần gì, thiếu gì. Tìm hiểu thông tin theo mô hình PESTLE.

Nắm được tất cả những yếu tố tác động từ bên ngoài từ đó mới lên được ý tưởng website một cách độc đáo và thu hút nhất.

Ø  Phân tích


Cần phân tích 3 đối tượng:


+ Khách hàng: chúng ta cần biết họ là ai, họ thích gì, họ cần gì, họ ở đâu, họ đã và đang gặp vấn đề gì, từ những nhu cầu đó họ sẽ tìm kiếm một sản phẩm như thế nào. Biết được những điều đó sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác nhất về đối tượng chính mà website sẽ phục vụ. Từ đó thiết kế ra một website hấp dẫn, cung cấp giá trị và hữu ích với khách hàng.

+ Doanh nghiệp: cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, sản phẩm của chúng ta có gì nổi trội, khác biệt so với thị trường, chúng ta đang đứng ở đâu và chúng ta sẽ có thể chiếm lĩnh được khoảng bao nhiêu thị phần với sản phẩm này.

+ Đối thủ: nếu khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, thì đối thủ lại là kẻ đe dọa tới lợi ích đó.

Chúng ta cần biết đối thủ có gì, mạnh yếu ở đâu để tìm đối sách phù hợp, website của đối thủ đang đi theo hướng nào, hướng đến đối tượng khách hàng nào để từ đó chúng ta đưa ra hướng đi đối đầu trực tiếp với đối thủ hay chọn một hướng phát triển khác biệt cho website của mình.

Ø  Lên ý tưởng


Ý tưởng là một trong số những bước quan trọng nhất để quyết định website sẽ có diện mạo như thế nào và có thực sự hấp dẫn khách hàng hay không.

Ý tưởng là một hình dung ban đầu sơ khai nhất cho website, quan trọng là đưa ra được những ý tưởng độc đáo, không sao chép hay có diện mạo giống với những website khác.

Thiết kế website

Ø  Phác thảo bố cục


Sau khi đã có ý tưởng thì ta cần chi tiết hóa nó bằng việc phác thảo lên một bố cục từ tổng thể đến chi tiết.

Ø  Triển khai cụ thể


Bố cục đã lên thì chúng ta sẽ tiến tới bắt tay vào và đưa nó thành hình một cách chi tiết và trực quan. Trong quá trình triển khai, ta sẽ thấy được những lỗ hổng, những chỗ bố trí chưa hợp lý để điều chỉnh.

Ø  Đánh giá và hiệu chỉnh


Chạy thử, xem xét lỗi trước khi đặt website ở chế độ công khai. Lúc này, cần đo lường phản ứng của khách hàng đối với website, liệu nó đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu hay chưa. Nếu chưa thì cần xem xét lại và hiệu chỉnh ngay tại khâu có vấn đề.

2.      Quy trình SEO


Quy trình SEO gồm 2 dạng cơ bản (cho người mới bắt đầu) và dạng phức tạp (cho những người đã làm SEO lâu năm và bài bản)

-         Quy trình SEO cơ bản:

B1: Nghiên cứu từ khóa
B2: Tối ưu Onpage
B3: Tối ưu Offpage
B4: Đánh giá và  hiệu chỉnh




-         Quy trình SEO phức tạp

B1: Phân tích (đối thủ, bản thân, khách hàng)
B2: Nghiên cứu và chọn từ khóa
B3: Tối ưu Onpage
B4: Phân tích đối thủ
B5: Tối ưu Offpage
B6: Theo dõi thứ hạng
B7: Đạt thứ hạng cao hay chưa (Quay lại Bước 3)


3.      Quy trình chạy quảng cáo


-         Xác định mục đích quảng cáo, đối tượng mục tiêu của quảng cáo

-         Nghiên cứu (quy định chạy quảng cáo của Google, các nguyên tắc…), phân tích (3C, nghiên cứu thị trường)

-         Tạo tài khoản Visa Debit và dự trù ngân sách cho chiến dịch

-         Viết nội dung quảng cáo

-         Tối ưu trang đích

-         Tiến hành chạy quảng cáo (cần có một kế hoạch chạy quảng cáo cụ thể chạy khi nào, hướng đến đối tượng như thế nào…)

-         Đánh giá hiệu quả (đánh giá hiệu quả quảng cáo thông qua công cụ Google Analytics)

-         Tối ưu chiến dịch


-         Quay lại bước 1



(Tham khảo: marota.vn)

Quy trình thiết kế website, quy trình seo và quy trình quảng cáo Google adword - Thanh Blue

1. Quy trình SEO


Tùy theo khả năng của người làm Seo mà chọn lựa quy trình làm SEO là quy trình SEO đơn giản và quy trình SEO phức tạp.


Khái quát quy trình Seo


  • Quy trình SEO đơn giản


Đây là quy trình dành cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu và làm về Seo

 Bước 1: Phân tích từ khóa
Bước 2: Tối ưu Onpage
Bước 3: Tối ưu Offpage
Bước 4: Theo dõi thứ hạng và hiệu chỉnh


  • Quy trình SEO phức tạp

Quy trình này khá phức tạp, nhưng nếu muốn cạnh tranh được với đối thủ thì không còn cách nào khác là phải xây dựng nền móng thiệt tốt.

quy trình seo phức tạp


Quy trình Seo gồm 7 bước:

Bước 1: Phân tích xu hướng tìm kiếm của khách hàng, từ khóa của đối thủ và từ khóa của bản thân doanh nghiệp
Bước 2: Lựa chọn từ khóa
Bước 3: Tối ưu hóa Onpage và phân tích đối thủ (Phân tích Onpage)
Bước 4: Tối ưu hóa Offpage và phân tích đối thủ (Phân tích Offpage)
Bước 5:Theo dõi thứ hạng, hiệu chỉnh tối ưu Onpage và Offpage
Bước 6: Đạt thứ hạng cao

2. Quy trình thiết kế Website


Để có thể thiết kế được 1 website chuẩn seo, thân thiện với người dùng và Google cần rất nhiều thời gian và công sức (Nhìn thì rất dễ). Chính vì thế, để thiết kế được 1 website hoàn chỉnh thì việc hiểu và nắm vững quy trình thiết kế website là rất cần thiết.

Quy trình thiết kế website 

Bước 1: Xác định mục tiêu

Trước khi bắt đầu làm việc gì, việc đầu tiên cần phải làm đó là xác định mục tiêu. Nếu không có mục tiêu thì ta sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Đây có thể nói là bước quan trọng nhất vì nếu mục tiêu sai thì xem như những công việc phía sau hoàn toàn thất bại.

Bước 2: Lấy thông tin

Sau khi xác định được mục tiêu thì ta cần có thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ cũng như mong muốn của khách hàng để có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm/dịch vụ đó.

Quy trình thiết kế website


Bước 3: Phân tích

Trong phần này, ta cần phân tích khách hàng, người mua và cả đối thủ để có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hiện tại.

+ Phân tích khách hàng: Điều này giúp cho doanh nghiệp xác đinh được phân khúc khách hàng mà mình nhắm đến: Tính cách, sở thích, thói quen, cũng như điều mà học quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và gì để từ đó đưa ra thiết kế phù hợp cũng như thông tin mà khách hàng đang cần đến.

+ Phân tích đối thủ: Giúp cho doanh nghiệp xác định được đối thủ đang hoạt động như thế nào, điểm mạnh, điểm yếu cũng như phân khúc nào đối thủ bỏ qua để từ đó đưa ra cách thức đối trọng phù hợp cũng như tiếp cận đến phân khúc khách hàng mà đối thủ bỏ qua.

+ Phân tích bản thân doanh nghiệp: Giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch đối trọng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như đưa ra kế hoạch phát triển website hợp lý nhất.

Bước 4: Lên ý tưởng

Đây là khâu khá quan trọng trong việc hình thành website sau này. Ý tưởng là cực kì quan trọng vì nếu không có ý tưởng sáng tạo, độc đáo thì website sẽ không tạo nên sự khác biệt cũng như gây được sự chú ý cho khách hàng.

Bước 5: Phác thảo bố cục ý tưởng

Khi đã có ý tưởng về website thì việc tiếp theo là phác thảo website đó để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn. Từ đó nhìn được có cần thêm hay chỉnh sửa phần nào không, website cần có những phần nào để giúp cho việc tương tác cũng như thu thập thông tin tốt nhất

Bước 6: Triển khai

Đây là bước chuyển tiếp từ những ý tưởng trên giấy thành hiện thực. Sau khi phác thảo được bố cục ý tưởng thì cần chính thức thiết kế website theo những gì đã được định sẵn thành sản phẩm thực tế.

Bước 7: Đánh giá và hiệu chỉnh

Sau khi website được hoàn thành thì công việc tiếp theo là chạy thử website xem có phần nào cần chỉnh sửa không? Phần nào chạy bị lỗi? Phần nào thấy không hài lòng và muốn thay đổi hay thêm hay bớt. Đây là bước giúp cho website mỗi ngày được hoàn thiện hơn.

3. Quy trình quảng cáo Google Adwords


Làm bất kì việc gì cũng cần có quy trình, vì vậy để chạy quảng cáo Google adwords thì việc làm theo quy trình đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công cho mỗi chiến dịch ( Có những bước mà khi chạy lần 2 sẽ không cần nữa)

Quy trình quảng cáo Google adword


Quy trình quảng cáo Google adwords gồm 6 bước sau:

Bước 1:  Mở thẻ Visa bedit để tạo tài khoản
Bước 2: Xác định mục đích chạy quảng cáo
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu, ngân sách dành cho chạy quảng cáo
Bước 4: Thiết lập nội dung chạy quảng cáo (Để hiệu quả thì ta nên có sẵn 1 kế hoạch chạy cho từng thời điểm, chạy nhiều từ cũng 1 lúc để đánh giá khả năng hiệu quả)
Bước 5:  Chạy quảng cáo
Bước 6: Theo dõi và hiệu chỉnh hay bỏ bớt những chiến dịch không mang lại kết quả cao