1. Quy trình SEO
Tùy theo khả năng của người làm Seo mà chọn lựa quy trình làm SEO là quy trình SEO đơn giản và quy trình SEO phức tạp.
- Quy trình SEO đơn giản
Đây là quy trình dành cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu và làm về Seo
Bước 1: Phân tích từ khóa
Bước 2: Tối ưu Onpage
Bước 3: Tối ưu Offpage
Bước 4: Theo dõi thứ hạng và hiệu chỉnh
- Quy trình SEO phức tạp
Quy trình này khá phức tạp, nhưng nếu muốn cạnh tranh được với đối thủ thì không còn cách nào khác là phải xây dựng nền móng thiệt tốt.
Quy trình Seo gồm 7 bước:
Bước 1: Phân tích xu hướng tìm kiếm của khách hàng, từ khóa của đối thủ và từ khóa của bản thân doanh nghiệp
Bước 2: Lựa chọn từ khóa
Bước 3: Tối ưu hóa Onpage và phân tích đối thủ (Phân tích Onpage)
Bước 4: Tối ưu hóa Offpage và phân tích đối thủ (Phân tích Offpage)
Bước 5:Theo dõi thứ hạng, hiệu chỉnh tối ưu Onpage và Offpage
Bước 6: Đạt thứ hạng cao
2. Quy trình thiết kế Website
Để có thể thiết kế được 1 website chuẩn seo, thân thiện với người dùng và Google cần rất nhiều thời gian và công sức (Nhìn thì rất dễ). Chính vì thế, để thiết kế được 1 website hoàn chỉnh thì việc hiểu và nắm vững quy trình thiết kế website là rất cần thiết.
Quy trình thiết kế website
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước khi bắt đầu làm việc gì, việc đầu tiên cần phải làm đó là xác định mục tiêu. Nếu không có mục tiêu thì ta sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Đây có thể nói là bước quan trọng nhất vì nếu mục tiêu sai thì xem như những công việc phía sau hoàn toàn thất bại.
Bước 2: Lấy thông tin
Sau khi xác định được mục tiêu thì ta cần có thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ cũng như mong muốn của khách hàng để có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm/dịch vụ đó.
Bước 3: Phân tích
Trong phần này, ta cần phân tích khách hàng, người mua và cả đối thủ để có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hiện tại.
+ Phân tích khách hàng: Điều này giúp cho doanh nghiệp xác đinh được phân khúc khách hàng mà mình nhắm đến: Tính cách, sở thích, thói quen, cũng như điều mà học quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và gì để từ đó đưa ra thiết kế phù hợp cũng như thông tin mà khách hàng đang cần đến.
+ Phân tích đối thủ: Giúp cho doanh nghiệp xác định được đối thủ đang hoạt động như thế nào, điểm mạnh, điểm yếu cũng như phân khúc nào đối thủ bỏ qua để từ đó đưa ra cách thức đối trọng phù hợp cũng như tiếp cận đến phân khúc khách hàng mà đối thủ bỏ qua.
+ Phân tích bản thân doanh nghiệp: Giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch đối trọng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như đưa ra kế hoạch phát triển website hợp lý nhất.
Bước 4: Lên ý tưởng
Đây là khâu khá quan trọng trong việc hình thành website sau này. Ý tưởng là cực kì quan trọng vì nếu không có ý tưởng sáng tạo, độc đáo thì website sẽ không tạo nên sự khác biệt cũng như gây được sự chú ý cho khách hàng.
Bước 5: Phác thảo bố cục ý tưởng
Khi đã có ý tưởng về website thì việc tiếp theo là phác thảo website đó để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn. Từ đó nhìn được có cần thêm hay chỉnh sửa phần nào không, website cần có những phần nào để giúp cho việc tương tác cũng như thu thập thông tin tốt nhất
Bước 6: Triển khai
Đây là bước chuyển tiếp từ những ý tưởng trên giấy thành hiện thực. Sau khi phác thảo được bố cục ý tưởng thì cần chính thức thiết kế website theo những gì đã được định sẵn thành sản phẩm thực tế.
Bước 7: Đánh giá và hiệu chỉnh
Sau khi website được hoàn thành thì công việc tiếp theo là chạy thử website xem có phần nào cần chỉnh sửa không? Phần nào chạy bị lỗi? Phần nào thấy không hài lòng và muốn thay đổi hay thêm hay bớt. Đây là bước giúp cho website mỗi ngày được hoàn thiện hơn.
3. Quy trình quảng cáo Google Adwords
Làm bất kì việc gì cũng cần có quy trình, vì vậy để chạy quảng cáo Google adwords thì việc làm theo quy trình đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công cho mỗi chiến dịch ( Có những bước mà khi chạy lần 2 sẽ không cần nữa)
Quy trình quảng cáo Google adwords gồm 6 bước sau:
Bước 1: Mở thẻ Visa bedit để tạo tài khoản
Bước 2: Xác định mục đích chạy quảng cáo
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu, ngân sách dành cho chạy quảng cáo
Bước 4: Thiết lập nội dung chạy quảng cáo (Để hiệu quả thì ta nên có sẵn 1 kế hoạch chạy cho từng thời điểm, chạy nhiều từ cũng 1 lúc để đánh giá khả năng hiệu quả)
Bước 5: Chạy quảng cáo
Bước 6: Theo dõi và hiệu chỉnh hay bỏ bớt những chiến dịch không mang lại kết quả cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét