Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Các phần của một kế hoạch - Kế hoạch Marketing online có bao nhiêu phần - Hoàng Hải

Để có một kế hoạch Marketing Online hiệu quả thì kế hoạch phải được xây dựng trên các phần sau:

1. Phân tích

Trong phần phân tích chúng ta phân tích 3 đối tượng chính như sau: 
  • Phân tích thị trường, khách hàng: để thành công trong việc phân tích thì trường thì chúng ta nên xác định được khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm chúng ta đang ở đâu, thay vì tập trung vào phân tích thị trường lớn.
  • Phân tích đối thủ: chúng ta phải biết được mức độ cạnh tranh của chúng ta với đối thủ như thế nào và phải biết được ưu điểm và nhược điểm của họ, sau đó chúng ta sẽ đánh vào nhược điểm của họ.
  • Phân tích bản thân: nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm chúng ta, sau đó chúng ta sẽ khắc phục nhược điểm và tận dụng tốt những ưu điểm để lấn chiếm thị trường.
Kế hoạch Marketing Online có bao nhiêu phần
Kế hoạch Marketing Online có bao nhiêu phần

2. Lên kế hoạch Marketing Online

  • Đặt ra mục tiêu:
    - Đưa ra được những mục tiêu mà chúng ta muốn đạt được trong một thời gian xác định.
    - Doanh số bán hàng là bao nhiêu. 
    - Mức độ khách hàng nhận biết thương hiệu chúng ta.
  • Tiếp cận khách hàng:
    - Xây dựng thông điệp
    - Theo mô hình AIDA
  •  Các công cụ hỗ trợ:
    - SEO
    - Google Adwords
    - Facebook Ads
    - Email marketing
    - SMS
    ...

3. Triển khai kế hoạch

  •  Phân chia công việc và quy định thời gian hoàn thành cho từng nhóm, cá nhân
  •  Phải báo cáo công việc cụ thể, và tổng hợp lại.

 4. Đánh giá và hiệu chỉnh

  • Đo lường mục tiêu hoàn thành
  • Đánh giá và đo lường được các công cụ đang triển khai
  • Sau khi đánh giá và đo lường được thì chúng ta cần hiệu chỉnh và cải tiến để kế hoạch được hiệu quả hơn.

Các phần của một kế hoạch - Kế hoạch Marketing online có bao nhiêu phần? - Huy Hồ

Một kế hoạch Marketing Online luôn phải đảm bảo 4 phần chính :
- Phân tích
- Lập kê hoạch
- Triển khai kế hoạch
- Giám sát kết quả

1/ Phân tích

Bước đầu của một kế hoạch chính là phân tích . Phân tích chính là cách duy nhất biến các dữ liệu đã thu thập được thành các quyết định chiến thuật , chiến lược .
Có nhiều công cụ để phân tích , nhưng chủ yếu , ta cần chú trọng các đối tượng sau để phân tích :

- Thị trường

Một sai lầm mà các doanh nghiệp ngày nay đang gặp phải đó chính là chỉ chăm chăm vào bán các mặt hàng  hay dịch vụ độc , lạ , mới nhưng không thèm quan tâm thị trường có mong muốn điều đó không . Đơn giản là nếu không đào được cái "ngách" mà thị trường đang cần thì có bán tới sáng mai cũng thất bại .
Một thị trường tiềm năng thực sự là khi khách hàng mong muốn một cái gì đó mà chưa được đáp ứng .

- Đối thủ

Phân tích đối thủ mang lại rất nhiều tác dụng cho kế hoạch của ta . Đối thủ có thể là một người đi trước , ta có thể tìm hiểu những tác nhân khiến họ thành công để phát triên lên . Hoặc "soi" những thiếu sót của đối thủ và biến thành điểm mạnh của mình  .
Đối thủ có thể là tiềm năng , đang sẵn sàng nhảy vô thị trường của chúng ta bất kỳ lúc nào . Với loại này , chúng ta cũng có thể nghiên cứu các nguồn lực , khả năng , ý tưởng của đối thủ để đề ra những biện pháp đối phó chuẩn xác .

- Khách hàng

Nắm rõ thông tin về khách hàng cũng là một trong những bước đầu tiên trong một kế hoạch . Bạn phải làm rõ một vài điều cơ bản :
+ Ai là khách hàng của bạn ?
+ Họ mong muốn điều gì ?
+ Động lực để học mua hàng 
Đừng nhầm lẫn giữa "mong muốn" với "nhu cầu" . Khách hàng không nhất thiết phải mua cái họ cần , nhưng chắc chắn họ sẽ mua cái họ muốn .

2/ Lập kế hoạch 

Sau khi nắm rõ được các yếu tố tác động vào kế hoạch , chúng ta sẽ đến với những bước đầu để lập nên một kế hoạch .

- Chọn 1 phân khúc thích hợp 

Nếu bạn nói sản phẩm của bạn là "dành cho mọi người" thi ... không có ai là khách hàng của bạn cả .
Thị trường ngày nay đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn gián tiếp . Bạn chắc chắc sẽ thất bại nếu nhắm vào cả một "biển người" như vậy . Tốt hơn hết là bạn phải tìm cho mình một "thị trường ngách" để chui vào .
Hãy chắc chắn phân khúc bạn lựa chọn sẽ không gây quá nhiều khó khăn cho bạn trong lúc tiếp cận nó . Sẽ là rất tệ nếu bạn phải tốn một khoảng tiền hoặc rất nhiều công sức để tiếp cận được phân khúc mình lựa chọn .

- Thông điệp Marketing

Thông điệp Marketing không chỉ giúp khách hàng thấy được triển vọng của bạn , mà còn có thể thuyết phục họ trở thành khách hàng của bạn .
Để một thông diệp trở nên hấp dẫn , nó nên có các yếu tố này :
+ Thể hiện nguyện vọng của bạn với vấn đề nào đó 
+ Chỉ ra rằng vấn đề đó là hệ trọng , không thể trì hoãn 
+ Nhấn mạnh bạn là người duy nhất giải quyết vấn đề đó
+ Nhấn mạnh lợi ích của khách hàng nhận được

- Phương tiện Marketing

Phương tiện Marketing của bạn là công cụ truyền thông giúp bạn truyền đạt thông điệp marketing của mình đến khách hàng . Việc lựa chọn rất quan trọng vì nó giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả .
Sau đây là một số công cụ phổ biến hiện nay :
+ Báo chí , poster , các cuộc thi , danh thiếp , hội thảo
+ Truyền hình , bảng điện , phát thanh
+ Mục rao vặt , thư , mạng trực tuyến
+ Bưu thiếp , người phát ngôn , thông cáo báo chí 

- Mục tiêu doanh số 

Mục tiêu chính là điều thiết yêu với mọi kế hoạch ở mọi lĩnh vực .
Khi thiết lập mục tiêu , nên nhớ tới SMART :
+ Sensible : nhận biết được
+ Measurable : đo lường được
+ Achievable : có thế thực hiện được
+ Realistic : thực tế
+ Time specific : thời hạn xác định

- Ngân sách

Ngân sách Marketing phụ thuộc vào việc bạn muốn thiết lập độ chính xác đến mức nào . Việc tính toán chi tiết là không cần thiết nếu không có đủ dữ liệu về nó .
Bạn có thể dựa vào doanh số và chi phí marketing những năm trước để tính toán chi phí cho mỗi khách hàng và sản phẩm .
Kết quả này sẽ không thật sự chính xác nhưng sẽ giúp bạn đo lường dược một ngân sách cần thiết giúp đạt được mục tiêu đề ra .

- Viết kế hoạch

Tưởng chừng bước này khá đơn giản nhưng có rất nhiều người không hề biết về một bản kế hoạch "chuẩn không cần chính" . Một bản kế hoạch tốt cần phải có những điểm sau :
+ Tóm tắt yêu cầu 
+ Mô tả ngắn về công ty
+ Chiến lược cho thị trường
+ Phân tích đối thủ
+ Cách triển khai kế hoạch
+ Các yếu tố tài chính

3/ Triển khai kế hoạch

Sau khi có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh , điều cần làm bây giờ là làm sao để triển khai kế hoạch như bạn đã "lên kế hoạch" . Để làm được điều đó , bạn phải có những bước sau trong quá trình triển khai
- Giao tiếp với nhân viên
- Biết rõ mục tiêu cuối cùng
- Điều chỉnh quá trình
- Phát triển "kế hoạch B"
- Tìm lời khuyên chuyên gia

4/ Giám sát kết quả

Luôn cần phải có một bước cuối để giám sát kết quả của kế hoạch . Để giám sát kế hoạch một cách hiệu quả , bạn nên chú trọng các phần :
- Khảo sát khách hàng
- Theo dõi doanh số bán hàng , khách hàng tiềm năng
- Xác định phần nào trong chiến lược mang lại nhiều khách hành nhất 
- Đo lường tiền lãi trên mỗi hoạt động marketing

Tư tưởng của người làm kế hoạch cần có - Hoàng Hải

  • Tin tưởng vào bản thân: khi bạn tin tưởng vào bản thân thì bạn sẽ không ngại những thử thách, khó khăn xảy đến với mình. Với sự tự tin đó và bản thân không ngừng nổ lực thì bạn sẽ vượt qua những thử thách và bạn sẽ có một kế hoạch hoàn hảo.

  • Thách thức cái mới: một người làm kế hoạch luôn thách thức cái mới và nghĩ khác thì sẽ tạo ra những sự đột phá trong suy nghĩ của mình, rất giúp ích trong việc dẫn đến thành công cho doanh nghiệp

Tư tưởng của người làm kế hoạch
Tư tưởng của người làm kế hoạch

  • Dám nghĩ, dám làm, dám chịu: là một người dám nghĩ, dám làm, dám chịu thì chắc chắn bạn sẽ tự tin với quyết định của mình. Và với tư tưởng đó thì chắc chắn bạn sẽ tạo ra được sự mới mẻ trong kế hoạch của mình.

  • Suy nghĩ lớn: người làm kế hoạch luôn có suy nghĩ lớn rất giúp ích cho kế hoạch của mình, nó giúp bạn nhìn vào vấn đề một cách rộng hơn, lớn hơn và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc đưa ra một kế hoạch.

  • Luôn học hỏi và phát triển bản thân: người làm kế hoạch thì phải có tư tưởng luôn học hỏi và sợ tụt hậu thì bản thân sẽ phát triển nhanh chóng, qua đó thì bạn sẽ có những ý tưởng mới mẻ và tầm nhìn xa hơn trong kế hoạch của mình.

Các phần của một kế hoạch - Kế hoạch Marketing online có bao nhiêu phần? - Mỹ Ân

Một kế hoạch Marketing online gồm có 6 phần:

  • Ý tưởng:
Là những cái nền tảng các bạn đã có từ trong những suy nghĩ, cho dù đó là những ý tưởng đó khó thành sự thật thì những ý tưởng đó chắc chắn cũng sẽ có khả năng thành công rất cao.


  • Mục tiêu kinh doanh và thành quả cần đạt được:
Trước khi làm 1 việc gì thì các bạn đều phải có mục tiêu, kế hoạch cũng vậy cần phải có mục tiêu để biết được khi thực hiện kế hoạch thì kế hoạch đó bạn đã làm được gì. Vì vậy phải đề ra mục tiêu của kế hoạch cần đạt được.


  • Phân tích:
Trong phần phân tích này gồm có 3 phần:


  1. Phân tích thị trường: 
  2. Các bạn phải biết được hiện tại thị trường đang có những đối thủ nào, sản phẩm nào đang tồn tại và biết được các điểm mạnh - điểm yếu của sản đối thủ.
  3. Nghiên cứu thị trường: Các bạn phải biết được nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, hiện tại thị trường đang cần những sản phẩm gì, ...
  4. Phân tích SWOT: Các bạn phải biết điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và nguy cơ của chính tổ chức của các bạn đang ở mức nào, có thể thâm nhập vào thị trường như thế nào, có thể đánh bại đối thủ như thế nào, ...
  • Lên kế hoạch:
Là một sản phẩm/dịch vụ mới ra đời chắc chắn là người tiêu dùng chưa biết đến bạn, vì vậy các bạn phải lên kế hoạch làm sao cho học biết đến sản phẩm/dịch vụ của các bạn; làm sao để người tiêu dùng biết sản phẩm của bạn có những đặc điểm gì, ... Sau đây là 3 nguyên tắc cơ bản giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm/dịch vụ của các bạn:


  1. Phân loại khách hàng: sản phẩm/dịch vụ của các bạn dành cho khách hàng như thế nào, để giúp cho sản phẩm/dịch vụ của các bạn nhắm đúng khách hàng muốn hướng đến.
  2. Chọn khách hàng mục tiêu: khi các bạn đã biết sản phẩm/dịch vụ của các bạn muốn nhắm đến khách hàng như thế nào thì đó là khách hàng mục của sản phẩm/dịch vụ của các bạn.
  3. Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng: khi các bạn đã có khách hàng nhưng phải làm cho họ nhớ đến thương hiệu của bạn và làm cho họ biết sản phẩm/dịch vụ của bạn nhắm đến mục tiêu như thế nào, ...
  • Triển khai kế hoạch:
  1. Chuẩn bị trước khi triển khai: Cần xem lại những việc nào phải làm, việc nào phải làm trước, làm sau hay những việc nào cần được ưu tiên trước. Các bạn phải chuẩn bị những việc đó trước khi triển khai kế hoạch để tránh trường hợp là "Nước tới chân mới nhảy".
  2. Phân công nhân sự: Nhân sự phải được phân công rõ ràng, phải phân công đúng việc cho đúng người tránh trường hợp người đó chỉ có khả năng như vậy nhưng các bạn lại phân công cho họ việc quá mức khả năng của họ. Như vậy là không nen.
  3. Bổ sung những vấn đề còn thiếu sót: Cho dù các bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu thì không thể nào tránh khỏi sự thiếu sót, vì vậy cần xem xét lại kế hoạch còn thiếu những gì phải bổ sung ngay.
  • Đánh giá và hiệu chỉnh:
Cần xem xét lại kế hoạch một lần nữa vì phần này rất quan trọng, kế hoạch có thành công hay không là ở bước này đó các bạn. Nên chuẩn bị phương án mới đề phòng có rủi ro xảy ra, chuẩn bị trước như vậy giúp cho các bạn không bị ngỡ ngàng khi gặp rủi ro đó.