Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Các phần của một kế hoạch - Kế hoạch Marketing online có bao nhiêu phần? - Mỹ Ân

Một kế hoạch Marketing online gồm có 6 phần:

  • Ý tưởng:
Là những cái nền tảng các bạn đã có từ trong những suy nghĩ, cho dù đó là những ý tưởng đó khó thành sự thật thì những ý tưởng đó chắc chắn cũng sẽ có khả năng thành công rất cao.


  • Mục tiêu kinh doanh và thành quả cần đạt được:
Trước khi làm 1 việc gì thì các bạn đều phải có mục tiêu, kế hoạch cũng vậy cần phải có mục tiêu để biết được khi thực hiện kế hoạch thì kế hoạch đó bạn đã làm được gì. Vì vậy phải đề ra mục tiêu của kế hoạch cần đạt được.


  • Phân tích:
Trong phần phân tích này gồm có 3 phần:


  1. Phân tích thị trường: 
  2. Các bạn phải biết được hiện tại thị trường đang có những đối thủ nào, sản phẩm nào đang tồn tại và biết được các điểm mạnh - điểm yếu của sản đối thủ.
  3. Nghiên cứu thị trường: Các bạn phải biết được nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, hiện tại thị trường đang cần những sản phẩm gì, ...
  4. Phân tích SWOT: Các bạn phải biết điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và nguy cơ của chính tổ chức của các bạn đang ở mức nào, có thể thâm nhập vào thị trường như thế nào, có thể đánh bại đối thủ như thế nào, ...
  • Lên kế hoạch:
Là một sản phẩm/dịch vụ mới ra đời chắc chắn là người tiêu dùng chưa biết đến bạn, vì vậy các bạn phải lên kế hoạch làm sao cho học biết đến sản phẩm/dịch vụ của các bạn; làm sao để người tiêu dùng biết sản phẩm của bạn có những đặc điểm gì, ... Sau đây là 3 nguyên tắc cơ bản giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm/dịch vụ của các bạn:


  1. Phân loại khách hàng: sản phẩm/dịch vụ của các bạn dành cho khách hàng như thế nào, để giúp cho sản phẩm/dịch vụ của các bạn nhắm đúng khách hàng muốn hướng đến.
  2. Chọn khách hàng mục tiêu: khi các bạn đã biết sản phẩm/dịch vụ của các bạn muốn nhắm đến khách hàng như thế nào thì đó là khách hàng mục của sản phẩm/dịch vụ của các bạn.
  3. Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng: khi các bạn đã có khách hàng nhưng phải làm cho họ nhớ đến thương hiệu của bạn và làm cho họ biết sản phẩm/dịch vụ của bạn nhắm đến mục tiêu như thế nào, ...
  • Triển khai kế hoạch:
  1. Chuẩn bị trước khi triển khai: Cần xem lại những việc nào phải làm, việc nào phải làm trước, làm sau hay những việc nào cần được ưu tiên trước. Các bạn phải chuẩn bị những việc đó trước khi triển khai kế hoạch để tránh trường hợp là "Nước tới chân mới nhảy".
  2. Phân công nhân sự: Nhân sự phải được phân công rõ ràng, phải phân công đúng việc cho đúng người tránh trường hợp người đó chỉ có khả năng như vậy nhưng các bạn lại phân công cho họ việc quá mức khả năng của họ. Như vậy là không nen.
  3. Bổ sung những vấn đề còn thiếu sót: Cho dù các bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu thì không thể nào tránh khỏi sự thiếu sót, vì vậy cần xem xét lại kế hoạch còn thiếu những gì phải bổ sung ngay.
  • Đánh giá và hiệu chỉnh:
Cần xem xét lại kế hoạch một lần nữa vì phần này rất quan trọng, kế hoạch có thành công hay không là ở bước này đó các bạn. Nên chuẩn bị phương án mới đề phòng có rủi ro xảy ra, chuẩn bị trước như vậy giúp cho các bạn không bị ngỡ ngàng khi gặp rủi ro đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét