Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Các phần của một kế hoạch - Phân tích đối thủ - Thanh Blue

Binh pháp có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” và trên “chiến trường kinh doanh” thì câu này lại cực kì chính xác.

Khi chúng ta chuẩn bị làm một việc gì đó, nếu chúng ta không biết điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ và chúng ta thì chẳng khác gì chúng ta bịt mắt lại đi trong màn đêm mà không tìm được lối thoát.
phân tích đối thủ


Để gia tăng phần thắng lên 40% thì phân tích đối thủ là điều bắt buộc phải có. Khi ta phân tích, ta sẽ hiểu hơn về ưu, nhược điểm cũng như những vấn đề mà đối thủ đang gặp phải để từ đó đưa ra chiến lược phát triển và cạnh tranh đúng đắn.

Cách thức phân tích đối thủ thành công

1. Xác định đối thủ của chúng ta là ai?

Tiêu chí xác định đối thủ: Có 4 tiêu chí xác định đối thủ của doanh nghiệp.
TC1: Cùng kinh doanh 1 mặt hàng sản phẩm.
TC2: Cùng thị trường mục tiêu.
TC3: Cùng mức giá, phân khúc khách hàng.
TC4: Chiến lược tương đồng.

Đối thủ của doanh nghiệp được chia làm ba loại:

  • Đối thủ trực tiếp: Kinh doanh cùng lĩnh vực và cùng sản phẩm.
  • Đối thủ gián tiếp: Kinh doanh cùng lĩnh vực nhưng khác sản phẩm
  • Đối thủ tiềm tàng: Chưa kinh doanh nhưng trong tương lai có khả năng tham gia cạnh tranh với doanh nghiệp.


2. Xác định được chiến lược của đối thủ: Có 3 chiến lược cơ bản của một doanh nghiệp: Chiến lược giá, chất lượng và dịch vụ.

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược chuyên sâu hơn như: Chiến lược nhân sự, quảng cáo, kênh phân phối, giao và nhận hàng.
cách thức phân tích đối thủ


3. Xác định mục tiêu của đổi thủ: Phân tích trên 2 phương diện là Marketing và tài chính. Trong đó, mục tiêu marketing bao gồm các mục tiêu như thương hiệu, mức độ nhận biết, thị phần, quan hệ và sự hài lòng của khách hàng…, mục tiêu tài chính chính là mục tiêu về doanh số, lợi nhuận.

4. Xác định điểm mạnh, điểm yếu: Đây là phần rất quan trọng vì nếu không nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ thì doanh nghiệp không tài nào đưa ra kế hoạch phát triển cạnh trang bền vững.

Khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu ta phân tích trên 4 phương diện: Đối tác, nhà cung ứng, thị phần và nguồn lực. Trong yếu tố nguồn lực, ta cần làm rõ được 5 yếu tố sau:

- Nhân lực: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Trí lực: Kiến thức được áp dụng vào công việc trong doanh nghiệp.
- Vật lực: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
- Tài lực:  Tài chính của doanh nghiệp.
- Ngoại lực: Những yếu tố bên ngoài như mối quan hệ, niềm tin vào tôn giáo..

5. Xác định chìa khóa thành công: Phân tích được đâu là lĩnh vực mạnh nhất của đối thủ cũng như đâu là điều tạo nên sự khác biệt của đối thủ.

3 nhận xét:

  1. Thấy được rồi đó em. Thanks em. Phải viết như vậy mới chính xác

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thứ tự nguồn lực bị sai => cần hiệu chỉnh lại em nhé

      Xóa
    2. Dạ, em đã chỉnh sửa! Em cám ơn anh đã coi qua

      Xóa