Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Các phần của một kế hoạch - Phân tích 3C - Mỹ Ân

Phân tích khách hàng
1. Khách hàng là ai?
Để phân tích được khách hàng, đầu tiên chúng ta phải khách hàng của mình là ai?
2. Họ ở đâu?
Để khách hàng có thể tiếp cận được sản phẩm, chúng ta phải biết khách hàng ở đâu để tập trung vào thị trường ở đó hơn.
3. Giá bao nhiêu?
Vấn đề này rất quan trọng trong việc định giá sản phẩm, giúp cho khách hàng vừa có thể hài lòng với số tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm và phải vừa lòng với chất lượng sản phẩm của chúng ta.
4. Ai tham gia vào quá trình mua?
Trước khi mua sắm một sản phẩm, ai cũng đều hỏi qua ý kiến của bạn bè, người thân của họ. Vì vậy cần phải tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
5. Bán hàng qua đâu?
Biết được khách hàng thường xuyên mua hàng ở đâu để tập trung bán hàng ở đó hơn, tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi mua sắm.

Phân tích đối thủ cạnh tranh
1. Đối thủ là ai?
Đối thủ cạnh tranh gồm 3 loại: đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiểm tàng.
  • Đối thủ trực tiếp: là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm và cùng giá.
  • Đối thủ gián tiếp: là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng và cùng giá nhưng không cùng sản phẩm.
  • Đối thủ tiềm tàng: là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường trong tương lai.
2. Chiến lược của đối thủ
  • Giá rẻ
  • Chất lượng cao
  • Dịch vụ tốt
Ngoài các chiến lược ở trên thì còn phải phân tích thêm các chiến lược khác như: Kênh phân phối, bán hàng; giao nhận hàng, quảng cáo,...
3. Mục tiêu

Mục tiêu được chia làm 2 loại đó là: Tài chính và Marketing. Cụ thể như sau:
Tài chính:
  • Lợi nhuận
  • Tỉ suất lợi nhuận
Marketing:
  • Thương hiệu
  • Thị phần
  • Quan hệ của khách hàng
  • Sự hài lòng của khách hàng
4. Điểm mạnh, yếu của đối thủ

Có 4 tiêu chí để phân tích rõ hơn về điểm mạnh, yếu của đối thủ như: Nguồn lực, thị phần, đối tác và cuối cùng là nhà cung cấp. Trong đó nguồn lực là quan trọng nhất:

  • Nhân lực: là số lượng nhân viên của doanh nghiệp
  • Vật lực: là chất lượng của vật chất của doanh nghiệp
  • Tài lực: là tài chính của doanh nghiệp
  • Trí lực: là những người có khả năng đưa doanh nghiệp đi lên
  • Ngoại lực: là những mối quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp
5. Chìa khóa thành công

Mỗi doanh nghiệp đều có chìa khóa thành công của riêng mình. Chìa khóa đó làm cho doanh nghiệp dễ dàng phát triển và dễ dàng chiếm được lòng của khách hàng.

Phân tích bản thân doanh nghiệp
1. Điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp: cần phải biết được doanh nghiệp của mình có những điểm mạnh, yếu nào để có 1 giải pháp thích hợp để khắc phục những điểm yếu đó.
2. Cơ hội: phân tích doanh nghiệp của mình hiện tại đang có những cơ hội nào, tận dụng những cơ hội đó để giúp doanh nghiệp của mình phát triển hơn, tiến xa hơn.
3. Thách thức: phân tích doanh nghiệp của mình sắp phải có những thách thức như thế nào, chuẩn bị những phương án tốt nhất để đề phòng những thách thức đó có xảy ra.

1 nhận xét: