Lập kế hoạch không phải chuyện đơn giản, nó đòi hỏi con người phải đưa ra các yếu tố cần thiết, chi tiết, cụ thể và tối ưu hóa nguồn nhân lực. Để làm được những điều này, người lập kế hoạch phải trang bị nhiều tố chất khác nhau để đưa ra con đường đi hoàn thiện nhất, đem lại kết quả hơn sự mong đợi. Vậy tố chất đó là gì?
1. Người lập kế hoạch phải có kiến thức nền vững vàng
Kiến thức rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, bởi người lập kế hoạch, nắm bắt nhiều trong ngành hàng đã và đang kinh doanh. Họ chắc chắn những thông tin về sản phẩm, hiểu rõ ưu và nhược điểm, mấu chốt cần được đưa ra; từ đó, xác định một định hướng đúng đắn.
Ta thiết nghĩ, nhà hàng phải có bếp trưởng, bếp trưởng bắt buộc hiểu biết nhiều và sâu về từng món ăn trải dài từ Tây sang Đông, sau đó họ phải rút ra điểm nhấn tạo nét riêng thu hút khách hàng đến ăn, do đó nhà hàng phát triển. Cũng như nhà lập kế hoạch xem kiến thức như món ăn đa dạng, bạn phải nhai, nghiến để thấu hiểu rõ từng bước đi trong kế hoạch đã định trước.
Nếu như họ không nắm trong tay nhiều thông tin về ngành hàng đã chọn lọc, giống như một hỏa tiêu không biết dẫn dắt con thuyền như thế nào đến điểm đích.
Nhà lập kế hoạch |
2. Có mục tiêu, công việc bám sát mục tiêu
Mục tiêu như điểm đích mà người lập kế hoạch cần phải đạt được. Sau khi, tìm hiểu rõ thị trường, có được những thông tin cần thiết, họ đưa ra lập luận để xác định mục tiêu cần đạt được.
Cây tầm gửi bám vào thân cây để sống cũng như kế hoạch duy trì được phải nhờ đến mục tiêu. Điều đó nói cho bạn biết, thực hiện công việc ra sao, như thế nào, luôn luôn phải nhớ đến mục tiêu hướng tới. Chỉ cần một bước sai lệnh, bản kế hoạch đó xem như trò chơi đã bị hỏng.
3. Khả năng nắm bắt, phân tích tốt
Kiến thức nền, mục tiêu chưa đủ để đưa ra một kế hoạch hoàn chỉnh. Vậy còn thiếu điều gì? Đó là người lập kế hoạch phải có khả năng nắm bắt, phân tích tốt những biến động của thị trường. Thị trường không bao giờ đứng yên tại một điểm, nó luôn luôn thay đổi liên tục và không ngừng đổi mới.
Người lập kế hoạch hiểu rõ, nhạy bén trong tố chất này, có như vậy đưa ra định hướng phát triển theo kịp thời đại.
4. Biết sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý
Kế hoạch hoàn chỉnh tức là trong nó đã có sự tính toán từng chi tiết, sắp xếp công việc của từng bộ phận, thành viên thực hiện một cách khoa học, hợp lý, bám sát vào mục tiêu đưa ra. Nhà lập kế hoạch luôn nhanh nhạu trong công việc này, bởi lẽ nó sẽ đưa cho ta thấy rõ kết quả tốt hay xấu sau khi thực hiện bước chập chững đầu tiên.
“Khoa học và hợp lý” còn hiểu là phương thức truyền tải thông tin cần được rõ ràng, không mập mờ. Để từ đó, các bộ phận đã hiểu rõ bản thân cần làm gì, thời gian hoàn thành công việc đó ra sao. Nếu họ không sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý cũng giống như một đống hỗn tạp, chả hiểu đâu ra đâu.
Người lập kế hoạch |
5. Luôn tỉnh táo trong tất cả các tình huống
Dây chuyền làm việc đòi hỏi không có sự mâu thuẫn mà phải tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, như thế mục tiêu sớm hoàn thành. Nhưng điều này không bảo đảm 100% trong suốt quá trình thực hiện, sự xung đột có thể xảy ra bởi chi tiết nhỏ, nhà lập kế hoạch phải luôn tỉnh táo giải quyết, công tư rõ ràng, không xen lẫn vào nhau.
Bên cạnh đó, kế hoạch đã lập ra hoàn chỉnh, nhưng thị trường lại có biến động mới. Buộc họ căn nhắc kỹ lưỡng trong việc thay đổi bước đi. Kế hoạch như não bộ con người, một dây thần kinh nhỏ thay đổi sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ. Thay đổi không phải không tốt, nhiều khi thay đổi trình tự, chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với tình hình ngành hàng đã và đang dịch chuyển.
Do đó, người lập kế hoạch bắt buộc tỉnh táo trong tất cả các tình huống, từ đó xây dựng con đường mà tổ chức cần phải đi đến đích phát triển bền vững, không tồn tại đối thủ nào cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét