Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Các phần của một kế hoạch-Trong phân tích thì phân tích bao nhiêu đối tượng ? -Cao Duyên

1. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh. Bất luận việc bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm.

Thị trường bạn cần tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Đó là những người mà một ngày nào đó bạn có thể tiếp cận hoặc họ tự tìm đến với bạn. Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau: Tìm kiếm thông tin,phân khúc thị trường,dự đoán quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường,xác định xu hướng thị trường.

2. Phân tích doanh nghiệp

Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vô hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh lâu dài.

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Những người làm marketing cần biết rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh :
- Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Chiến lược của họ như thế nào?
- Mục tiêu của họ là gì?
- Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào?
- Cách thức phản ứng của họ ra sao?

4. Phân tích sản phẩm

Việc phân tích sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ được sự khác biệt,điểm nổi trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó sẽ xác định chất lượng sản phẩm,thương hiệu,nhãn hiệu,bao bì,chất lượng dịch vụ của sản phẩm để người bán hàng có thể hiểu một cách tổng quan và truyền đạt lại cho khách hàng,thuyết phục họ mua hàng. Hay chính khách hàng sẽ là người tiếp nhận trực tiếp những thông tin cần thiết cho sản phẩm để ra quyết định mua hợp lí.

5. Phân tích khách hàng 

Phân tích khách hàng hay còn gọi là phân tích hành vi của người tiêu dùng. Ở đây có rất nhiều người nhầm lẫn giữa kênh phân phối và người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối vẫn mua hàng nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng. Trong khi đó nhu cầu thị trường, thị hiếu bị quyết định bởi người dùng, người sử dụng.

Khi phân tích khách hàng ta sẽ giải quyết được các vấn đề sau: khách hàng thật sự của mình là ai? doanh số bao nhiêu, làm sao tiếp cận được họ, ai mới là người quyết định cuối cùng. ví dụ ở thị trường đồ chơi cho trẻ em, màu sắc đẹp, rực rỡ dễ thu hút các bé nhưng tính an toàn lại là tiêu chí hàng đầu khi bậc phụ huynh quyết định mua hàng.

Hãy định vị doanh nghiệp của mình dựa trên khách hàng, đừng định vị trên hàng hóa mình đang có.  Nghe có vẻ phi lý, nhưng hãy nghĩ vấn đề khác đi một chút vì hiện nay sản phẩm và giá cả đều giống nhau, bạn không thể tiếp tục cuộc chiến trước đây. Hãy tập trung vào những vấn đề khách hàng chưa thỏa mãn và tìm cách khắc phục nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét