Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Các phần kế hoạch - Lên kế hoạch - Thanh Blue

“ Thất bại trong khâu chuẩn bị nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại” - Benjamin Franklin.

Ở Việt Nam,đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi bắt làm kinh doanh đều không có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng. Các chủ doanh nghiệp thường bắt đầu bằng cảm tính (thấy lĩnh vực đó kinh doanh tốt là bắt đầu đầu tư mà không có phân tích bất kì điều gì) 



Vậy việc lập kế hoạch kinh doanh có quá khó như nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ và làm sao để lập được một kế hoạch mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp cũng như là công cụ hữu ích trong việc thu hút vốn đầu tư.

Bốn bước cần thiết để lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Bước 1: Mục tiêu

Bất kì một doanh nghiệp nào đều có 2 mục tiêu chính đó là mục tiêu về Tài chính và Marketing.

lập kế hoạch kinh doanh


   - Mục tiêu tại chính: Doanh nghiệp cần xác định được thời điểm hòa vốn, lợi nhuận, cũng như tỷ suất lợi nhuận.

   - Mục tiêu Marketing: Khiến cho khách hàng nhớ đến hình ảnh mà quan trọng hơn là có tình cảm tốt đẹp khi nói về doanh nghiệp.

     + Để khách hàng nhớ: Xuất hiện theo phương pháp 3:9:27 (3 lần/tuần - 9 tuần liên tục - 27 lần trong năm)

     + Để khách hàng thương: Tặng quà hoặc giảm giá cho khách hàng thường xuyên, khách hàng VIP nhằm gia tăng tỉnh cảm.

Bước 2: Lối đi nào là phù hợp

Để đưa ra lối đi phù hợp, ta cần dựa trên 3 yếu tố sau:

cách thức lên kế hoạch


   - Xác định khách hàng mục tiêu: Ai là khách hàng cá nhân? Ai là khách hàng tổ chức? để đưa ra hướng đi phù hợp

   - Lựa chọn kinh doanh: Chiến lược đa dạng hóa, tập trung hóa hay khác biệt hóa.

   - Thị trường mục tiêu: Xác định thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp xác định được sản phẩm kinh doanh như thế nào là phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình đang nhắm tới, cách thức tiếp cận cũng như bán hàng…

   - Hình ảnh trong tâm trí khách hàng: Chính là hình ảnh mà khách hàng nghĩ đến khi nhắc đến doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như: Omo chuyên gia giặt tẩy vết bẩn, Viso trắng sáng..

Bước 3: Nguồn lực triển khai

Xác định nguồn nhân lực cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

   - Dư nhân lực: Khi nguồn nhân lực bị dư sẽ gia tăng chi phí, từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn, những nhân sự không có việc gì làm có thể lôi kéo những người đang tích cực làm việc --> Hệ thống bị trì trệ

cách lên kế hoạch

   - Thiếu nhân lực: Việc quá nhiều nhưng nhân sự quá ít --> Dồn việc, làm tăng ca mà vẫn không kịp --> Khách hàng không hài lòng, nhân viên chán nản --> Bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp

   - Không khai thác đúng thực lực: Doanh nghiệp có nhiều nhân tài, nhưng không biết khai thác đúng cách, không đưa họ vào vị trí đúng sở trường của mình để họ phát huy hoặc không biết cách phát huy khả năng của học là một mất mát cực kì lớn cho doanh nghiệp.

   - Khai thác đúng và đủ nguồ nhân lực: Với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, làm trong lĩnh vực chuyên môn của họ, cách thức kết hợp những người tuyệt vời lại với nhau sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn cho doanh nghiệp.

Bước 4: Kế hoạch hành động

Lên kế hoạch


   - Triển khai kênh online:

     + Thông điệp quảng cáo
     + Website
     + SEM = SEO + PPC
     + Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo, Instergram
     + Diễn đàn
     + Quảng cáo trên website khác
     +Email

   - Triển khai kênh offline

     + Chiến lược sản phẩm
     + Chiến lược giá
     + Chiến lược phân phối
     + Chiến lược dịch vụ (Trước, trong và sau bán hàng)
     +  Chiến lược thúc đẩy bán hàng
     + Chiến lược quảng cáo
     + Marketing trực tiếp
     + Chiến lược PR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét